Biếng ăn là một chứng thường gặp ở trẻ
nhỏ. Sự biếng ăn của trẻ thì xuất phát từ vô vàn các nguyên nhân khác nhau.
Theo các chuyên gia về nhi khoa, không có công thức nào đúng với tất cả các trẻ.
Chỉ khi nào tìm được đúng nguyên nhân, phụ huynh mới có cách khắc phục thành
công chứng biếng ăn của trẻ.
>>>>>> Bạn tìm hiểu thêm: Tháp dinh dưỡng cho trẻ
Biểu hiện ban
đầu chỉ xuất phát từ cảm giác không muốn ăn, ăn ít dần mỗi bữa ăn thường kéo
dài, quấy nhiễu trong bữa ăn thậm chí là kêu khóc chống đối kịch liệt khi bố mẹ
ép chúng ăn. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Xác định đúng
lý do khiến bé biếng ăn là rất quan trọng,
vì từ đó cha mẹ mới có cách “ chế ngự ” thành công.
Dưới đây là một
số nguyên nhân khiến cho trẻ biếng ăn :
- Do rối loạn tiêu hóa.
Loạn khuẩn đường ruột, rối
loạn sự co bóp của dạ dày và tiết dịch dạ dày ruột … khiến trẻ rễ buồn nôn, nôn trớ, đau bụng, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, táo
bón... Hệ tiêu hóa hoạt động không bình thường ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn
uống của trẻ. Đa số các trẻ sẽ ăn trở lại bình thường sau một vài ngày. Nếu các
triệu chứng rối loạn tiêu hóa có xu hướng nặng lên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám.
Song song với quá trình điều trị, cha mẹ cần
cho trẻ ăn thức ăn dạng mềm lỏng, dễ nhai nuốt, dễ tiêu hóa, và cần bổ sung
thêm men tiêu hóa giúp tái lập sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột.
- Do trẻ gặp khó khăn khi nhai nuốt
Mọc răng, nấm lưỡi, áp xe lợi, viêm amidan,...
cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Trong khi điều trị
nguyên nhân, cha mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn dạng mềm lỏng, để trẻ dễ nuốt, cho
trẻ uống thêm sữa và chia thành nhiều bữa nhỏ.
- Do nhiễm trùng
Khi virus hay vi khuẩn xâm nhập cơ thể trẻ gây
ra viêm nhiễm một cơ quan nào đó như: tai, mũi, họng, mắt, miệng, đường tiêu
hóa... khiến trẻ sẽ sốt, ho, mệt mỏi..., dẫn đến trẻ không muốn ăn hoặc chỉ ăn
với số lượng ít.
Khi đó, cha mẹ nên đưa bé đi khám và tuân thủ
đúng theo chỉ định của bác sĩ. Trẻ cần phải được điều trị dứt điểm việc nhiễm
trùng song song với việc tăng cường chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng thông qua khẩu
phần ăn, sử dụng các chế phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất. Phục hồi thể lực
và tăng cường sức đề kháng ở trẻ luôn là yếu tố hàng đầu trong bất cứ một liệu
trình điều trị nào.
- Do chế độ dinh dưỡng thiếu vi chất
Hầu hết cha mẹ đều biết việc cần đa dạng các
loại thức ăn để giúp bé cảm thấy ngon miệng và ăn uống dễ dàng hơn. Các bữa ăn
cần cung cấp đủ đạm, mỡ, đường, vi chất với thành phần cần đối cần thiết cho sự
phát triển của trẻ. Tuy nhiên vì nhiều lý do như: chất lượng của thực phẩm chưa
đảm bảo, việc chế biến không đúng cách, trẻ chỉ chịu ăn một số loại thức ăn
nhất định... Điều này dẫn đến một tỷ lệ lớn trẻ biếng ăn kèm theo thiếu hụt vi
chất.
Trẻ được coi là biếng ăn khi không chịu ăn đủ
số lượng thức ăn cần thiết. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tỷ lệ biếng ăn của
trẻ em Việt Nam khá cao, khoảng 20%-45%.
Tình trạng bé biếng ăn dẫn đến tăng cân chậm
hay không tăng cân, sa sút thể chất dẫn đến mệt mỏi, kém hoạt bát, bé không
muốn chơi, hay ốm vặt, chậm lớn, trí tuệ giảm sút…
Một số tuyệt chiêu dưới đây giúp khắc phục
tình trạng bé biếng ăn, có hứng thú hơn khi tới bữa.
- Hình thành nếp sinh hoạt hợp lý
Trẻ ngủ đủ và ngon giấc đóng vai trò rất quan
trọng bởi trẻ thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và nhu động ruột.
Khi trẻ ngủ cần hạn chế các yếu tố xung quanh khiến cho giấc ngủ của trẻ không
được sâu như ánh sáng, tiếng ồn, các hoạt động của người lớn gây ảnh hưởng tới
giấc ngủ của bé.
Ngoài ra, cha mẹ cần hình thành cho trẻ thói
quen ăn uống đúng giờ, không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn, và cần hạn chế cho bé
ăn vặt. Khi đó, trẻ sẽ ăn ít hoặc mất cảm giác thèm ăn.
- Không nên ép trẻ ăn
Cố ép trẻ ăn, gây áp lực tâm lý có thể gây tác
dụng ngược lại bởi trẻ sẽ sợ mỗi khi tới giờ ăn. Với tâm lý sợ hãi, khó chịu sẽ
khiến trẻ mất cảm giác ăn ngon miệng, sự tiết dịch tiêu hóa, co bóp của dạ dày
ruột bị ảnh hưởng gây ra cảm giác đầy bụng khó tiêu ở trẻ. Lâu dần, trẻ sẽ trở
thành biếng ăn tâm lý, và việc khắc phục sẽ khó khăn hơn nhiều.
- Tổ chức các hoạt động vui chơi ngoài trời
Khi thường xuyên được tham gia các hoạt động
vui chơi ngoài trời, trẻ sẽ được phát triển cả về thể chất, tinh thần, trí tuệ.
Hoạt động này sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa, hấp thu thức ăn, giúp trẻ có cảm giác
đói, thèm ăn, trẻ sẽ ăn sẽ ngon miệng hơn. Bố mẹ cũng nên lưu ý không cho trẻ
chạy nhảy quá nhiều, quá sức để trẻ không bị mệt.
- Đa dạng món ăn và hình thức trưng bày
Đa dạng cách chế biến sẽ giúp tránh việc “nhàm
miệng” ở trẻ. Cốc, thìa, chén, bát có mầu sắc sặc sỡ, có hình những vật bé ưa
thích hay thậm chí tạo hình bắt mắt cho món ăn cũng sẽ khiến cho bé hứng thú
với việc ăn uống. Việc tạo ra những bữa ăn đẹp mắt, ngon miệng sẽ giúp cải
thiện chứng biếng ăn ở trẻ.
- “Rủ” bé tham gia chuẩn bị bữa ăn và cùng ăn với gia đình
Việc được ngồi ăn với các thành viên trong gia
đình sẽ giúp bé thấy rất thú vị. Bản tính ham khám phá khi cùng nấu ăn với mẹ
cũng như lúc chứng kiến cả nhà cùng quây quần ăn uống sẽ giúp trẻ biết nhiều
thêm về cuộc sống xung quanh và cảm thấy ăn uống là việc tự nhiên và dễ chịu.