Pages

THÁP DINH DƯỠNG CHO TRẺ

Tất cả vì bé yêu

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO TRẺ 1 THÁNG TUỔI

Chuẩn bị những thực đơn đầy đủ chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tháng tuổi không khó

Trẻ sơ sinh uống sữa như thế nào

Cho trẻ sơ sinh uống sữa đúng cách theo chuẩn Hoa Kỳ

Cách pha sữa công thức

Cách pha sữa công thứ đúng cách cho trẻ em

Làm mẹ với niềm vui

Con là tất cả của mẹ

Thursday, June 5, 2014

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi

Khi bé ở độ tuổi này, sữa mẹ - khó có thể đảm nhiệm được vai trò cung cấp tất cả những chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển cân bằng của trẻ.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi
Bé đang lớn cần tất cả những chất dinh dưỡng cơ bản như protein, vitamin, khoáng chất, cacbon hydrat, chất béo v.v. Do vậy, dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi cần đa dạng hơn hơn để đảm bảo bé được phát triển toàn diện.
Những điều cơ bản cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi
Cha mẹ cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để có được một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất và áp dụng cho bé. Sau đây là một vài lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi đến các cha mẹ :

- Bắt đầu cho bé ăn những thức ăn mới nhưng chỉ một loại một lần để bé có thể thử thích nghi, nếu bé không có biểu hiện gì khác thường như dị ứng hay bất kì loại bệnh phát sinh nào gây ra do loại thức ăn mới thì có thể tiếp tục.

- Không cho bé ăn những thực phẩm như bỏng ngô, các loại hạt vì bé có thể bị hóc.

- Cho bé uống sữa tươi để bổ sung chất béo cho cơ thể.

- Cho bé ăn 5-6 lần một ngày với những phần thức ăn nhỏ.

- Cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau để bé thích nghi tốt hơn với thức ăn mới và đỡ ké ăn hơn sau này.

- Không được cho bé những loại đồ uống như cà phê, sô cô la hay bất kì đồ uống nào có nhiều chất hóa học tổng hợp hay nhiều caffein có khả năng gây nghiện.

- Tập cho bé ăn nhiều hoa quả. Hoa quả theo mùa rất tốt và bổ dưỡng.

Tránh tình trạng thiếu sắt

Ngoài ra, các cha mẹ cũng cần phải lưu ý về lượng thực phẩm cho bé ăn, thực đơn đa dạng không có nghĩa là ăn càng nhiều càng tốt. Một điều quan trọng khác cần lưu ý là không để cho bé bị thiếu sắt. Ở đổ tuổi này, thiếu sắt có thể ảnh hưởng tới quá trình phát triển thế chất, tinh thần và hành vi của bé, đồng thời còn có thể dẫn tới bệnh thiếu máu.

Để tránh cho bé bị thiếu sắt:

- Ước chừng lượng sữa cho bé uống trong khoảng từ 480 tới 720 ml mỗi ngày.

- Tăng cường thực phẩm giàu sắt cho bé như thịt, gà, cá, đậu v.v.

- Tiếp tục cho bé ăn những thực phẩm giàu sắt cho đến khi bé khoảng 18-24 tháng tuổi.

Ăn bao nhiêu là đủ?

Cho bé ăn khoảng 3 bữa chính và 2 bữa phụ mỗi ngày, nhưng nên nhớ trẻ bỏ bữa cũng là điều bình thường. Để bé bỏ bữa nhiều khi là một điều khó khăn đối với nhiều cha mẹ, nhưng cần phải cho bé phản ứng kịp với những nhu cầu ăn uống của bản thân. Bé sẽ ăn khi bé đói, đừng ép bé ăn quá đà, nhưng cũng tuyệt đối không được để bé nhịn cả một ngày dài không ăn gì. Duy trì lịch ăn ổn định sẽ giúp bé tạo thói quen ăn đúng bữa đúng giờ.

Và tốt nhất, đừng ngần ngại gặp các chuyên gia dinh dưỡng nếu các cha mẹ đang băn khoăn liệu bé có đủ lượng sắt, vitamin cho cơ thể không hay thắc mắc bé đang ăn quá ít hay quá nhiều.

Wednesday, June 4, 2014

Tháp dinh dưỡng cho trẻ

Ngoài 4 tháng đầu đời khi bé được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ thì khoảng thời gian sau đó các bé cần được bổ sung chất dinh dưỡng từ thực phẩm bên ngoài. Tuy nhiên, không phải bậc phụ huynh nào cũng biết rõ về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong từng giai đoạn.
>>>>>> Tìm hiểu thêm tại : Tháp dinh dưỡng cho trẻ em
Tháp dinh dưỡng cho trẻ
Tháp dinh dưỡng gồm 6 nhóm thực phẩm cần thiết cho sức khoẻ: Nhóm ngũ cốc, nhóm rau, nhóm quả, nhóm thịt, nhóm sữa, nhóm đường và các chất béo. Nhìn vào tháp dinh dưỡng cho trẻ, chúng ta có thể thấy những thực phẩm nên cho trẻ ăn nhiều (nước, hoa quả, rau xanh) và những nhóm thực phẩm nên sử dụng hạn chế (nhóm chất béo, dầu mỡ và đường ngọt).

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm trong khoảng tháng 5 - 6, các bà mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều vì thời gian này việc bú mẹ vẫn là chủ yếu còn thức ăn dặm chỉ là tập cho bé ăn dần chứ không có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng.
Khi trẻ được trên 1 năm mẹ nên cho bé tương tự với người lớn gồm 3 bữa chính và hai bữa phụ mỗi ngày. Có thể cho trẻ dùng khoảng 450 – 700ml sữa (và các sản phẩm từ sữa) cùng với 100 – 150ml nước hoa quả mỗi ngày. Các mẹ nên lưu ý chỉ nên cho các bé uống sữa, nước hoa quả tươi nên hạn chế mức tối đa việc sử dụng nước ngọt có ga hay các loại nước hoa quả đóng chai.
Giữ nguyên tắc thực phẩm thuần nhất :  Thực phẩm cang thuần nhất càng tạo điều kiện cho việc tiêu hóa. Ví dụ không nên phối hợp cá, tôm cua, ốc… với các loại thịt đặc biệt các loại thịt có màu đỏ. Có nghĩa là chỉ lên cho trẻ ăn 1 loại đạm động vật trong một bữa ăn.
Thay đổi bữa ăn cho phong phú : ví dụ nếu trong thức ăn đã có thành phần sữa thì phần ăn tráng miệng lên là hoa quả.
Phối hợp tốt giữa các loại đạm có nguồn gốc thực vật và động vật. Theo các chuyên gia dinh dưỡng tỷ lệ phối hợp chuẩn nhất là 50/50.
Tất cả các thức ăn mới cần cho bé tập ăn dần dần, theo dõi quá trình tiêu hóa của trẻ rồi từ từ tang về số lượng.
Chế độ dinh dưỡng của trẻ em rất quan trọng. Nếu chế độ dinh dưỡng hợp lý, trẻ em sẽ tránh mắc phải các bệnh như béo phì, còi xương và đái tháo đường. Nhìn vào tháp dinh dưỡng cho trẻ thấy nhu cầu chất béo của trẻ trong các bữa ăn không vượt quá 30% vì vậy các mẹ không nên sử dụng chất béo no có chứa trong thịt, các sản phẩm từ sữa, dầu cọ, dầu dừa. Chất béo no sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu nhiều hơn chất béo không no (có chứa trong dầu oliu, dầu lạc) hoặc các chất béo trong dầu thực vật như dầu hoa hướng dương, dầu bắp, dầu đậu nành và các loại dầu. Sử dụng các chất béo no ít hơn 10% tổng năng lượng mỗi ngày. Đường thường cung cấp năng lượng lớn nhưng giá trị dinh dưỡng thấp. Đường gồm đường trắng, đường hoa mai, si rô bắp, mật ong, mật đường và các thực phẩm khác như kẹo, nước ngọt, mứt.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: dinh dưỡng cho trẻ, chế độ dinh dưỡng cho trẻ, tháp dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi, chế độ dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi, thuc don dinh duong cho be, thực phẩm dinh dưỡng cho bé, chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi, che do dinh duong cho tre 1 tuoi, dinh dưỡng cho bé