Pages

Thursday, May 29, 2014

Dinh dưỡng

Với những bậc cha mẹ việc nắm rõ những loại thực phẩm thiết yếu có lợi cho bé của bạn ở từng giai đoạn tăng trưởng và phát triển là vô cùng cần thiết. Đây là bước cơ bản nhất để bắt đầu cho bé một chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.


Dinh dưỡng
Giai đoạn sơ sinh
Trong giai đoạn đầu của sự phát triển, sữa mẹ hoặc sữa công thức hoặc sự kết hợp của cả hai là nguồn thức ăn tốt nhất để bé nhận được nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé.
Ngay cả khi bé bắt đầu ăn dặm, sữa mẹ và sữa bột vẫn còn nguồn cung cấp dưỡng chất chính cho bé. Ở những ngày đầu của quá trình ăn dặm, thức ăn chỉ là nguồn bổ sung để tập cho bé làm quen với những loại thức ăn cũng như các phản xạ nhai, nuốt. Đây là thời điểm tốt để bạn nên bắt đầu chú ý hơn về vấn đề dinh dưỡng trong các thức ăn dặm của bé, vì bé sẽ  từ từ chuyển sang thức ăn đặc và càng ngày càng ít cần đến sữa mẹ hoặc sữa công thức như một nguồn dinh dưỡng chính
Nhu cầu dinh dưỡng khi cho bé ăn dặm.
Điều quan trọng là cung cấp cho bé một chế độ dinh dưỡng cân bằng bằng việc kết hợp các loại thực phẩm ngũ cốc, cháo, hoa quả nghiền, rau xay nhuyễn, thịt, cá...để cung cấp lượng sắt, canxi, protein, và các vitamin C và A cần thiết cho bé. Hãy tham khảo việc làm sao để tạo nên một chế độ ăn uống cân bằng bằng cách tìm hiểu các nhóm thực phẩm cơ bản và tập cho bé làm quen với tất cả những loại thức ăn này khi bé bắt đầu ăn dặm.
Mặc dù sữa rất giàu canxi và các chất dinh dưỡng khác, tốt nhất bạn vẫn  không nên cho bé uống sữa bò trước khi bé tròn 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, khi bé được 7-8 tháng tuổi, bạn có thể tập cho bé làm quen với các sản phẩm từ sữa khác, chẳng hạn như sữa chua và pho mát...
Cùng với kẹo và sôcôla, các loại thực phẩm có đường khác luôn có nguy cơ làm bé bị sâu răng, đường cũng không tốt cho sức khỏe của bé. Vì vậy, hãy khuyến khích bé ăn trái cây tươi thay vì kẹo, uống nước lọc thay vì nước ngọt hay nước trái cây đóng hộp.
Khi bé kén ăn
Nếu bé kén ăn, ăn ít và làm bạn lo lắng rằng bé có thể không nhận được đủ chất dinh dưỡng.
Cha mẹ nên khuyến khích để bé đề nghị món ăn mà bé thích và cho bé tham gia vào việc chuẩn bị cho bữa ăn điều này sẽ làm cho bé phấn khích và cố gắng ăn nhiều hơn.
Khi trẻ ăn quá nhiều
Khi đó phải chú ý đến sự lên cân của trẻ. Nếu nó tiến triển bình thường, thì
chỉ cần giám sát khẩu phần ăn và tránh cho trẻ ăn vặt. Một bữa ăn ngon miệng đủ
chất gồm nhiều glucid kết hợp (cơm, bánh mì, bánh xốp, rau khô¼), có trái cây và
rau thay vì các thức ăn nhiều chất béo có đường. Và dĩ nhiên không quên khuyến
khích trẻ vận động.
Cần bổ sung dinh dưỡng như omega-3 và các vitamin
Các acid béo, chủ yếu là omega-3 rất cần thiết cho sự phát triển của não và
hệ thần kinh của trẻ thông qua chế độ dinh dưỡng. Ban đầu, chúng được bổ sung
nhờ sữa mẹ và sau này là các thực phẩm như các loại cá béo (ăn ít nhất 2 lần/tuần
Một chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân bằng phải đảm bảo tránh những thiếu hụt về acid béo, vitamin hay khoáng chất. Cha mẹ có thể làm cho chế độ dinh dưỡng cho trẻ phù hợp với mùa và nhu cầu của trẻ : ví dụ mùa đông là thời điểm thuận lợi cho các chứng sổ mũi, chính vì thế nên cần cho trẻ ăn nhiều cam quýt để bổ sung nhiều vitamin C.
Không nên lạm dụng các loại thuốc bổ sung vitamin, chỉ dung khi có chỉ định của bác sĩ.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: che do dinh duong cho tre 1 tuoi, dinh dưỡng cho bé