Pages

Wednesday, June 4, 2014

Tháp dinh dưỡng cho trẻ

Ngoài 4 tháng đầu đời khi bé được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ thì khoảng thời gian sau đó các bé cần được bổ sung chất dinh dưỡng từ thực phẩm bên ngoài. Tuy nhiên, không phải bậc phụ huynh nào cũng biết rõ về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong từng giai đoạn.
>>>>>> Tìm hiểu thêm tại : Tháp dinh dưỡng cho trẻ em
Tháp dinh dưỡng cho trẻ
Tháp dinh dưỡng gồm 6 nhóm thực phẩm cần thiết cho sức khoẻ: Nhóm ngũ cốc, nhóm rau, nhóm quả, nhóm thịt, nhóm sữa, nhóm đường và các chất béo. Nhìn vào tháp dinh dưỡng cho trẻ, chúng ta có thể thấy những thực phẩm nên cho trẻ ăn nhiều (nước, hoa quả, rau xanh) và những nhóm thực phẩm nên sử dụng hạn chế (nhóm chất béo, dầu mỡ và đường ngọt).

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm trong khoảng tháng 5 - 6, các bà mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều vì thời gian này việc bú mẹ vẫn là chủ yếu còn thức ăn dặm chỉ là tập cho bé ăn dần chứ không có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng.
Khi trẻ được trên 1 năm mẹ nên cho bé tương tự với người lớn gồm 3 bữa chính và hai bữa phụ mỗi ngày. Có thể cho trẻ dùng khoảng 450 – 700ml sữa (và các sản phẩm từ sữa) cùng với 100 – 150ml nước hoa quả mỗi ngày. Các mẹ nên lưu ý chỉ nên cho các bé uống sữa, nước hoa quả tươi nên hạn chế mức tối đa việc sử dụng nước ngọt có ga hay các loại nước hoa quả đóng chai.
Giữ nguyên tắc thực phẩm thuần nhất :  Thực phẩm cang thuần nhất càng tạo điều kiện cho việc tiêu hóa. Ví dụ không nên phối hợp cá, tôm cua, ốc… với các loại thịt đặc biệt các loại thịt có màu đỏ. Có nghĩa là chỉ lên cho trẻ ăn 1 loại đạm động vật trong một bữa ăn.
Thay đổi bữa ăn cho phong phú : ví dụ nếu trong thức ăn đã có thành phần sữa thì phần ăn tráng miệng lên là hoa quả.
Phối hợp tốt giữa các loại đạm có nguồn gốc thực vật và động vật. Theo các chuyên gia dinh dưỡng tỷ lệ phối hợp chuẩn nhất là 50/50.
Tất cả các thức ăn mới cần cho bé tập ăn dần dần, theo dõi quá trình tiêu hóa của trẻ rồi từ từ tang về số lượng.
Chế độ dinh dưỡng của trẻ em rất quan trọng. Nếu chế độ dinh dưỡng hợp lý, trẻ em sẽ tránh mắc phải các bệnh như béo phì, còi xương và đái tháo đường. Nhìn vào tháp dinh dưỡng cho trẻ thấy nhu cầu chất béo của trẻ trong các bữa ăn không vượt quá 30% vì vậy các mẹ không nên sử dụng chất béo no có chứa trong thịt, các sản phẩm từ sữa, dầu cọ, dầu dừa. Chất béo no sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu nhiều hơn chất béo không no (có chứa trong dầu oliu, dầu lạc) hoặc các chất béo trong dầu thực vật như dầu hoa hướng dương, dầu bắp, dầu đậu nành và các loại dầu. Sử dụng các chất béo no ít hơn 10% tổng năng lượng mỗi ngày. Đường thường cung cấp năng lượng lớn nhưng giá trị dinh dưỡng thấp. Đường gồm đường trắng, đường hoa mai, si rô bắp, mật ong, mật đường và các thực phẩm khác như kẹo, nước ngọt, mứt.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: dinh dưỡng cho trẻ, chế độ dinh dưỡng cho trẻ, tháp dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi, chế độ dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi, thuc don dinh duong cho be, thực phẩm dinh dưỡng cho bé, chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi, che do dinh duong cho tre 1 tuoi, dinh dưỡng cho bé