Pages

THÁP DINH DƯỠNG CHO TRẺ

Tất cả vì bé yêu

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO TRẺ 1 THÁNG TUỔI

Chuẩn bị những thực đơn đầy đủ chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tháng tuổi không khó

Trẻ sơ sinh uống sữa như thế nào

Cho trẻ sơ sinh uống sữa đúng cách theo chuẩn Hoa Kỳ

Cách pha sữa công thức

Cách pha sữa công thứ đúng cách cho trẻ em

Làm mẹ với niềm vui

Con là tất cả của mẹ

Thursday, June 5, 2014

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi

Khi bé ở độ tuổi này, sữa mẹ - khó có thể đảm nhiệm được vai trò cung cấp tất cả những chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển cân bằng của trẻ.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi
Bé đang lớn cần tất cả những chất dinh dưỡng cơ bản như protein, vitamin, khoáng chất, cacbon hydrat, chất béo v.v. Do vậy, dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi cần đa dạng hơn hơn để đảm bảo bé được phát triển toàn diện.
Những điều cơ bản cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi
Cha mẹ cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để có được một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất và áp dụng cho bé. Sau đây là một vài lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi đến các cha mẹ :

- Bắt đầu cho bé ăn những thức ăn mới nhưng chỉ một loại một lần để bé có thể thử thích nghi, nếu bé không có biểu hiện gì khác thường như dị ứng hay bất kì loại bệnh phát sinh nào gây ra do loại thức ăn mới thì có thể tiếp tục.

- Không cho bé ăn những thực phẩm như bỏng ngô, các loại hạt vì bé có thể bị hóc.

- Cho bé uống sữa tươi để bổ sung chất béo cho cơ thể.

- Cho bé ăn 5-6 lần một ngày với những phần thức ăn nhỏ.

- Cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau để bé thích nghi tốt hơn với thức ăn mới và đỡ ké ăn hơn sau này.

- Không được cho bé những loại đồ uống như cà phê, sô cô la hay bất kì đồ uống nào có nhiều chất hóa học tổng hợp hay nhiều caffein có khả năng gây nghiện.

- Tập cho bé ăn nhiều hoa quả. Hoa quả theo mùa rất tốt và bổ dưỡng.

Tránh tình trạng thiếu sắt

Ngoài ra, các cha mẹ cũng cần phải lưu ý về lượng thực phẩm cho bé ăn, thực đơn đa dạng không có nghĩa là ăn càng nhiều càng tốt. Một điều quan trọng khác cần lưu ý là không để cho bé bị thiếu sắt. Ở đổ tuổi này, thiếu sắt có thể ảnh hưởng tới quá trình phát triển thế chất, tinh thần và hành vi của bé, đồng thời còn có thể dẫn tới bệnh thiếu máu.

Để tránh cho bé bị thiếu sắt:

- Ước chừng lượng sữa cho bé uống trong khoảng từ 480 tới 720 ml mỗi ngày.

- Tăng cường thực phẩm giàu sắt cho bé như thịt, gà, cá, đậu v.v.

- Tiếp tục cho bé ăn những thực phẩm giàu sắt cho đến khi bé khoảng 18-24 tháng tuổi.

Ăn bao nhiêu là đủ?

Cho bé ăn khoảng 3 bữa chính và 2 bữa phụ mỗi ngày, nhưng nên nhớ trẻ bỏ bữa cũng là điều bình thường. Để bé bỏ bữa nhiều khi là một điều khó khăn đối với nhiều cha mẹ, nhưng cần phải cho bé phản ứng kịp với những nhu cầu ăn uống của bản thân. Bé sẽ ăn khi bé đói, đừng ép bé ăn quá đà, nhưng cũng tuyệt đối không được để bé nhịn cả một ngày dài không ăn gì. Duy trì lịch ăn ổn định sẽ giúp bé tạo thói quen ăn đúng bữa đúng giờ.

Và tốt nhất, đừng ngần ngại gặp các chuyên gia dinh dưỡng nếu các cha mẹ đang băn khoăn liệu bé có đủ lượng sắt, vitamin cho cơ thể không hay thắc mắc bé đang ăn quá ít hay quá nhiều.

Wednesday, June 4, 2014

Tháp dinh dưỡng cho trẻ

Ngoài 4 tháng đầu đời khi bé được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ thì khoảng thời gian sau đó các bé cần được bổ sung chất dinh dưỡng từ thực phẩm bên ngoài. Tuy nhiên, không phải bậc phụ huynh nào cũng biết rõ về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong từng giai đoạn.
>>>>>> Tìm hiểu thêm tại : Tháp dinh dưỡng cho trẻ em
Tháp dinh dưỡng cho trẻ
Tháp dinh dưỡng gồm 6 nhóm thực phẩm cần thiết cho sức khoẻ: Nhóm ngũ cốc, nhóm rau, nhóm quả, nhóm thịt, nhóm sữa, nhóm đường và các chất béo. Nhìn vào tháp dinh dưỡng cho trẻ, chúng ta có thể thấy những thực phẩm nên cho trẻ ăn nhiều (nước, hoa quả, rau xanh) và những nhóm thực phẩm nên sử dụng hạn chế (nhóm chất béo, dầu mỡ và đường ngọt).

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm trong khoảng tháng 5 - 6, các bà mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều vì thời gian này việc bú mẹ vẫn là chủ yếu còn thức ăn dặm chỉ là tập cho bé ăn dần chứ không có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng.
Khi trẻ được trên 1 năm mẹ nên cho bé tương tự với người lớn gồm 3 bữa chính và hai bữa phụ mỗi ngày. Có thể cho trẻ dùng khoảng 450 – 700ml sữa (và các sản phẩm từ sữa) cùng với 100 – 150ml nước hoa quả mỗi ngày. Các mẹ nên lưu ý chỉ nên cho các bé uống sữa, nước hoa quả tươi nên hạn chế mức tối đa việc sử dụng nước ngọt có ga hay các loại nước hoa quả đóng chai.
Giữ nguyên tắc thực phẩm thuần nhất :  Thực phẩm cang thuần nhất càng tạo điều kiện cho việc tiêu hóa. Ví dụ không nên phối hợp cá, tôm cua, ốc… với các loại thịt đặc biệt các loại thịt có màu đỏ. Có nghĩa là chỉ lên cho trẻ ăn 1 loại đạm động vật trong một bữa ăn.
Thay đổi bữa ăn cho phong phú : ví dụ nếu trong thức ăn đã có thành phần sữa thì phần ăn tráng miệng lên là hoa quả.
Phối hợp tốt giữa các loại đạm có nguồn gốc thực vật và động vật. Theo các chuyên gia dinh dưỡng tỷ lệ phối hợp chuẩn nhất là 50/50.
Tất cả các thức ăn mới cần cho bé tập ăn dần dần, theo dõi quá trình tiêu hóa của trẻ rồi từ từ tang về số lượng.
Chế độ dinh dưỡng của trẻ em rất quan trọng. Nếu chế độ dinh dưỡng hợp lý, trẻ em sẽ tránh mắc phải các bệnh như béo phì, còi xương và đái tháo đường. Nhìn vào tháp dinh dưỡng cho trẻ thấy nhu cầu chất béo của trẻ trong các bữa ăn không vượt quá 30% vì vậy các mẹ không nên sử dụng chất béo no có chứa trong thịt, các sản phẩm từ sữa, dầu cọ, dầu dừa. Chất béo no sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu nhiều hơn chất béo không no (có chứa trong dầu oliu, dầu lạc) hoặc các chất béo trong dầu thực vật như dầu hoa hướng dương, dầu bắp, dầu đậu nành và các loại dầu. Sử dụng các chất béo no ít hơn 10% tổng năng lượng mỗi ngày. Đường thường cung cấp năng lượng lớn nhưng giá trị dinh dưỡng thấp. Đường gồm đường trắng, đường hoa mai, si rô bắp, mật ong, mật đường và các thực phẩm khác như kẹo, nước ngọt, mứt.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: dinh dưỡng cho trẻ, chế độ dinh dưỡng cho trẻ, tháp dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi, chế độ dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi, thuc don dinh duong cho be, thực phẩm dinh dưỡng cho bé, chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi, che do dinh duong cho tre 1 tuoi, dinh dưỡng cho bé

Thursday, May 29, 2014

Dinh dưỡng

Với những bậc cha mẹ việc nắm rõ những loại thực phẩm thiết yếu có lợi cho bé của bạn ở từng giai đoạn tăng trưởng và phát triển là vô cùng cần thiết. Đây là bước cơ bản nhất để bắt đầu cho bé một chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.


Dinh dưỡng
Giai đoạn sơ sinh
Trong giai đoạn đầu của sự phát triển, sữa mẹ hoặc sữa công thức hoặc sự kết hợp của cả hai là nguồn thức ăn tốt nhất để bé nhận được nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé.
Ngay cả khi bé bắt đầu ăn dặm, sữa mẹ và sữa bột vẫn còn nguồn cung cấp dưỡng chất chính cho bé. Ở những ngày đầu của quá trình ăn dặm, thức ăn chỉ là nguồn bổ sung để tập cho bé làm quen với những loại thức ăn cũng như các phản xạ nhai, nuốt. Đây là thời điểm tốt để bạn nên bắt đầu chú ý hơn về vấn đề dinh dưỡng trong các thức ăn dặm của bé, vì bé sẽ  từ từ chuyển sang thức ăn đặc và càng ngày càng ít cần đến sữa mẹ hoặc sữa công thức như một nguồn dinh dưỡng chính
Nhu cầu dinh dưỡng khi cho bé ăn dặm.
Điều quan trọng là cung cấp cho bé một chế độ dinh dưỡng cân bằng bằng việc kết hợp các loại thực phẩm ngũ cốc, cháo, hoa quả nghiền, rau xay nhuyễn, thịt, cá...để cung cấp lượng sắt, canxi, protein, và các vitamin C và A cần thiết cho bé. Hãy tham khảo việc làm sao để tạo nên một chế độ ăn uống cân bằng bằng cách tìm hiểu các nhóm thực phẩm cơ bản và tập cho bé làm quen với tất cả những loại thức ăn này khi bé bắt đầu ăn dặm.
Mặc dù sữa rất giàu canxi và các chất dinh dưỡng khác, tốt nhất bạn vẫn  không nên cho bé uống sữa bò trước khi bé tròn 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, khi bé được 7-8 tháng tuổi, bạn có thể tập cho bé làm quen với các sản phẩm từ sữa khác, chẳng hạn như sữa chua và pho mát...
Cùng với kẹo và sôcôla, các loại thực phẩm có đường khác luôn có nguy cơ làm bé bị sâu răng, đường cũng không tốt cho sức khỏe của bé. Vì vậy, hãy khuyến khích bé ăn trái cây tươi thay vì kẹo, uống nước lọc thay vì nước ngọt hay nước trái cây đóng hộp.
Khi bé kén ăn
Nếu bé kén ăn, ăn ít và làm bạn lo lắng rằng bé có thể không nhận được đủ chất dinh dưỡng.
Cha mẹ nên khuyến khích để bé đề nghị món ăn mà bé thích và cho bé tham gia vào việc chuẩn bị cho bữa ăn điều này sẽ làm cho bé phấn khích và cố gắng ăn nhiều hơn.
Khi trẻ ăn quá nhiều
Khi đó phải chú ý đến sự lên cân của trẻ. Nếu nó tiến triển bình thường, thì
chỉ cần giám sát khẩu phần ăn và tránh cho trẻ ăn vặt. Một bữa ăn ngon miệng đủ
chất gồm nhiều glucid kết hợp (cơm, bánh mì, bánh xốp, rau khô¼), có trái cây và
rau thay vì các thức ăn nhiều chất béo có đường. Và dĩ nhiên không quên khuyến
khích trẻ vận động.
Cần bổ sung dinh dưỡng như omega-3 và các vitamin
Các acid béo, chủ yếu là omega-3 rất cần thiết cho sự phát triển của não và
hệ thần kinh của trẻ thông qua chế độ dinh dưỡng. Ban đầu, chúng được bổ sung
nhờ sữa mẹ và sau này là các thực phẩm như các loại cá béo (ăn ít nhất 2 lần/tuần
Một chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân bằng phải đảm bảo tránh những thiếu hụt về acid béo, vitamin hay khoáng chất. Cha mẹ có thể làm cho chế độ dinh dưỡng cho trẻ phù hợp với mùa và nhu cầu của trẻ : ví dụ mùa đông là thời điểm thuận lợi cho các chứng sổ mũi, chính vì thế nên cần cho trẻ ăn nhiều cam quýt để bổ sung nhiều vitamin C.
Không nên lạm dụng các loại thuốc bổ sung vitamin, chỉ dung khi có chỉ định của bác sĩ.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: che do dinh duong cho tre 1 tuoi, dinh dưỡng cho bé

Wednesday, May 28, 2014

Ăn dặm cho bé

Ăn dặm là giai đoạn quan trọng cho bé tập làm quen với nguồn thức ăn phong phú, đồng thời rèn luyện khả năng nhai nuốt, tăng cường hệ tiêu hóa, sức đề kháng của trẻ nhỏ. Để thời kỳ ăn dặm của bé thật sự an toàn và hiệu quả, các bà mẹ cần lưu ý tới phương pháp ăn dặm cho bé, cũng như lựa chọn nguồn thực phẩm thích hợp cho từng tháng tuổi của bé.
>>>>>> Bạn tìm hiểu thêm : Tháp dinh dưỡng cho trẻ

Khoai lang

Khoai lang là loại củ an toàn cho bữa ăn dặm của bé, giúp bé tiêu hóa tốt thức ăn hơn. Loại củ này có chứa nhiều tinh bột, acid amin, beta caroten, vitamin C, vitamin B1, canxi, kẽm, sắt, magie, natri, kali,…

Khoai lang chứa rất ít chất béo và không có cholesterol. Vị ngon ngọt, thanh mát của loại củ này sẽ khiến bé có cảm giác kích thích và thích thú hơn với bữa ăn dặm.
Ăn dặm cho bé

Cà rốt 

Cà rốt là loại thực phẩm chứa nguồn beta caroten, vitamin A, khoáng chất, chất xơ vô cùng dồi dào, điều này rất có lợi cho thị giác, tim mạch của bé. Đây là một trong những thực phẩm dễ kết hợp nên bạn có thể tùy ý sáng tạo thực đơn ăn dặm cho con bằng cách luộc, hấp với thực đơn ăn dặm. 
Ăn dặm cho bé 1
Mặc dù cà rốt rất tốt cho sức khỏe của bé, tuy nhiên các mẹ không nên quá lạm dụng. Cho con uống hay ăn nhiều cà rốt và cà chua cũng không tốt. Ăn nhiều cà rốt có thể khiến bé bị thiếu máu, do đó bé dễ mắc bệnh vàng da, chán ăn, tâm thần bất ổn, bồn chồn và khó ngủ. Thậm chí, ban đêm bé còn hay giật mình, sợ hãi, khóc và nhiều triệu chứng nữa.

Cà chua

Cà chua là loại quả giàu vitamin, chất xơ và chất chống ôxy hóa, đây được cho là thực phẩm an toàn, lợi ích cho bữa ăn dặm của bé. Cà chua có tác dụng giải độc, tái sinh tế bào, phát triển hệ thống thần kinh, tránh cảm cúm, bảo vệ da cho  bé. Bạn có thể xay nhỏ cà chua nấu cùng với bữa ăn dặm của con.
Ăn dặm cho bé 2

Bí đỏ

Trong quả bí đỏ có chứa một lượng lớn vitamin A, vitamin C, kaly, magie, sắt, chất xơ… rất tốt cho máu, thị giác của bé. Đây là thực phẩm nên cho bé làm quen khi ăn dặm. Có thể nấu nhừ, dầm nhuyễn bí đỏ để nấu cháo cho bé ăn. 
Ăn dặm cho bé 3
Thịt gà

Trong thịt gà chứa nhiều protein và chất sắt, thịt gà là nguồn dinh dưỡngchất lượng dành cho bé đặc biệt trong thời kỳ ăn dặm. Phần ức và phần lườn của gà giàu protein, ít chất béo, phần đùi gà chứa nhiều sắt và có hàm lượng chất béo cao. Thịt gà dễ tiêu hóa nhất trong số các loại thịt, được xếp vào danh sách "thịt trắng", và "thịt trắng" dễ hấp thụ hơn "thịt đỏ" (Thịt bò, thịt lợn).
Ăn dặm cho bé 4

Trong cá chứa nhiều nhóm axit amin, đây là nguồn cung cấp Omega 3 tuyệt vời cho sức khỏe mà cơ thể trẻ sơ sinh đang phát triển rất cần. Các Omega 3 trong cá có tác dụng cực tốt đến sự phát triển của não bộ, trí thông minh và mắt của trẻ.

Đặc biệt cá hồi cung cấp một nguồn chất béo cần thiết hỗ trợ chức năng của não bộ và hệ thống miễn dịch. 

Ăn dặm cho bé 5






Thực đơn cho bé 7 tháng tuổi

Khi trẻ bắt đầu ở tháng thứ 7, trẻ tăng gấp đôi trọng lượng cơ thể sơ sinh của mình, vì vậy cơ thể trẻ có nhu cầu cần tăng lượng protein, các chất dinh dưỡng cần thiết để thúc đẩy sự phát triển cho các tế bào cơ thể. Và một trong những nguồn năng lượng quan trọng nhất đối với trẻ là thịt và cá.

Thực đơn cho bé 7 tháng tuổi


Khi trẻ được 7 tháng, ngoài việc duy trì cho trẻ bú sữa mẹ (nếu mẹ còn sữa), bạn nên nghĩ tới việc cho trẻ ăn dặm các món ăn giàu dinh dưỡng như hải sản, giàu omega-3 như cá hồi, súp lơ, bắp cải, đậu nành. Các loại thức ăn này không chỉ cung cấp protein và các axit amin thiết yếu cho sự phát triển của trẻ mà còn cung cấp sắt, phốt pho, kali, magie, axit béo, vitamin B và omega-3 chất rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất, phát triển não bộ…Tuy nhiên những loại thực phẩm này nên được nghiền hoặc xay nhỏ để phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ. Lưu ý không nên cho trẻ ăn quá nhiều thịt, cá, trứng, sữa… để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực tới thận và chức năng gan của trẻ

Thực đơn cho trẻ 7 tháng tuổi : bé cần ăn 2 – 3 bữa bột và khoảng 800ml sữa/ ngày. Lúc này bé đã bắt đầu quen dần với việc ăn dặm nên mẹ có thế chế biến bữa ăn dặm đa dạng hơn cho bé. Các loại bột như bột thịt lợn, thịt gà, thịt bò, bột gạo sữa…cần được thay đổi thường xuyên để bé đỡ ngán.

Ngoài các bữa chính, bé cần được ăn thêm sữa chua, hoa quả chín. Vào tháng thứ 7, mức tăng cân của bé vẫn phát triển nhanh, có thể tăng 500 – 600g mỗi tháng nên cha mẹ cần cho bé ăn đầy đủ dinh dưỡng để tăng cân một cách tốt nhất.
Thực đơn cho bé 7 tháng tuổi 1


Với bé 7 tháng tuổi, không cần thiết phải ngày nào cũng ăn bột thịt, thỉnh thoảng mẹ có thể cho bé ăn bột rau, củ, bột sữa…điều này sẽ mang lại cho bé cảm giác lạ miệng, các loại bột này vẫn có thể cung cấp cho bé nhiều vitamin và khoáng chất từ rau củ.

Tháp dinh dưỡng

Các loại thực phẩm được chia thành ba nhóm. Bạn có dựa theo các nhóm này để giúp bố mẹ quyết định loại thực phẩm ăn nhiều hơn hay ăn ít hơn cho bé.




Tháp dinh dưỡng
  • Phần dưới cùng của tháp là phần lớn nhất của  tháp. Nó chứa các loại thực phẩm bạn nên cho bé ăn nhiều.
  • Phần giữa của tháp có chứa loại thực phẩm bạn nên cho bé ăn một số, nhưng không quá nhiều.
  • Phần đỉnh của tháp là một phần nhỏ nhất của kim tự tháp. Nó chứa các loại thực phẩm bạn có thể cho bé ăn một lần trong một thời gian.
Tháp dinh dưỡng cho trẻ
Tháp dinh dưỡng bao gồm nhiều nhóm thực phẩm khác nhau. Nhìn vào tháp dinh dưỡng, bố mẹ có thể biết được đâu là thực phẩm nên cho bé ăn nhiều, đâu là thực phẩm cần hạn chế. Hiện nay, tháp dinh dưỡng (theo thứ tự từ dưới lên) bao gồm sáu nhóm thực phẩm chính :
-  Ngũ cốc
            - Rau xanh.
            - Trái cây
            - Các sản phẩm từ sữa.
            - Thịt, đậu và các loại hạt.
            - Thực phẩm từ chất béo và đường.
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm trong khoảng tháng 5-6, các bà mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều vì thời gian này việc bú mẹ vẫn là chủ yếu còn thức ăn dặm chỉ là tập cho bé ăn dần chứ không có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng.
Khi trẻ được trên 1,5 tuổi, mẹ nên cho bé ăn tương tự với người lớn gồm 3 bữa chính và hai bữa phụ mỗi ngày. Có thể cho trẻ dùng khoảng 450 – 700ml sữa (và các sản phẩm từ sữa) cùng với 100 – 150ml nước hoa quả mỗi ngày. Các mẹ nên lưu ý chỉ nên cho các bé uống sữa, nước hoa quả tươi nên hạn chế mức tối đa việc sử dụng nước ngọt có ga hay các loại nước hoa quả đóng chai.
Các bé ở độ tuổi khác nhau có nhu cầu calo khác nhau. Để tính toán hàm lượng chất dinh dưỡng mà cơ thể các bé cần, bố mẹ có thể “viện” tới sự trợ giúp đắc lực của tháp dinh dưỡng.
Những lưu ý khi xây dựng thực đơn cho bé
Mặc dù các loại dầu và chất béo không phải là nhóm thực phẩm chính nhưng chúng lại đóng một vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của các bé. Chính vì vậy, mẹ nên cung cấp thêm những chất dinh dưỡng này cho bé trong chế độ ăn hàng ngày thông qua các loại thực phẩm như: cá, các loại hạt hoặc sản phẩm từ thực vật.
Xây dựng và sử dụng tháp dinh dưỡng đúng cách sẽ giúp mẹ hạn chế được những thực phẩm không lành mạnh (chất béo bão hòa và đường...) hấp thụ vào cơ thể bé. Tuy nhiên, để thực sự có một chế độ ăn uống khoa học và mang lại sức khỏe tốt cho bé, ngoài việc sử dụng tháp dinh dưỡng, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ dinh dưỡng để nhận được sự tư vấn tốt nhất

Từ khóa tìm kiếm nhiều: dinh dưỡng cho trẻ, chế độ dinh dưỡng cho trẻ, tháp dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi, chế độ dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi, thuc don dinh duong cho be, thực phẩm dinh dưỡng cho bé, chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi, che do dinh duong cho tre 1 tuoi, dinh dưỡng cho bé

Dinh dưỡng cho trẻ

Các bà mẹ hiện nay luôn luôn lo lắng về nhu cầu dinh dưỡng cho bé nhà mình, bao gồm cách cho ăn các loại thức ăn sao cho phù hợp với bé.

Giai đoạn bé từ 4 – 6 tháng tuổi bé hoàn toàn phụ thuộc vào sữa mẹ hay sữa bột để cung cấp những dưỡng chất cơ bản cho sự phát triển của bé. Nhưng qua giai đoạn này bé bắt đầu tập ăn dặm, từ đây các bà mẹ cần phải chắc chắn rằng đang cung cấp 1 chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của bé. Vì vậy các bà mẹ cần phải nắm được tầm quan trọng của các dưỡng chất để xây dựng 1 chế độ ăn đầy dủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
Dinh dưỡng cho trẻ
Các loại dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé :
Chất sắt : thực đơn của bé cần cung cấp chất sắt với lý do : Sắt đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất hemoglobin (một phần của tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể), nhưng sắt cũng giúp phát triển trí não - bao gồm cả xây dựng kỹ năng vận động và bộ nhớ. Các mẹ hãy chắc chắn rằng  bé  được cung cấp 11 mg một ngày bằng cách cung cấp công thức của mình tăng cường chất sắt hay các  loại thực phẩm giàu chất sắt khác, bao gồm thịt, thịt gà, cá, trứng, bơ, bông cải xanh, và rau bina.
Chất kẽm : Giống như sắt, kẽm giúp cho bộ não bé phát triển khỏe mạnh một cách tổng thể.
Kẽm sản xuất các tế bào  chống nhiễm trùng và đảm bảo các tế bào của cơ thể phát triển và tự sửa chữa đúng cách. Chế độ dinh dưỡng cần cung cấp ba mg một ngày cho  trẻ cần một khi trẻ đang sáu tháng tuổi, kẽm cũng có hầu hết các loại thực phẩm giàu chất sắt, đặc biệt là thịt và thịt gia cầm. (Sắt và kẽm có xu hướng xuất hiện cùng nhau.)
Canxi và vitamin D :  Canxi là chất cần thiết cho việc phát triển xương, và vitamin D giúp cơ thể của bé hấp thụ nó. Cả sữa mẹ và sữa bột cung cấp đủ lượng canxi cho bé trong  năm đầu tiên, nhưng chỉ có sữa công thì bé mới nhận  được đủ  yêu cầu 400 IU D. Hầu hết các bác sĩ đề nghị bổ sung cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bởi vì có rất ít các loại thực phẩm trong tự nhiên có chứa hàm lượng vitamin D cao. Tuy nhiên, bạn có thể bổ sung bằng các loại thực phẩm như : ngũ cốc, lòng đỏ trứng, và cá.
Omega-3s/DHA :  Đối với người lớn, các axit béo omega-3 rất tốt cho sức khỏe tim mạch,
nhưng ở giai đoạn này của trẻ, omega-3, đặc biệt là các loại được gọi là DHA, đóng vai trò lớn nhất trong phát triển não và mắt. Trong thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng những em bé có ít DHA cũng có kỹ năng nhận thức thấp hơn. Thêm vào đó, chất béo lành mạnh như omegas giúp cơ thể hấp thu vitamin tan trong chất béo như A và E (nhiều hơn về những người dưới đây). Cho con bú và / hoặc cung cấp một chế độ dinh dưỡng  tăng cường chất DHA sẽ cung cấp cho bé những dưỡng chất mà bé cần.
Vitamin A, B, C, và E : Bốn vitamin thúc đẩy bé phát triển một cách toàn diện nhất, thúc đẩy não bộ khỏe mạnh và phát triển thần kinh, cũng như hoạt động đúng đắn và phát triển của mắt, da, chức năng miễn dịch.Các thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất đó như :  Cà rốt và khoai lang có chứa nhiều vitamin A; rau xanh, chuối, đậu có chứa nhiều vitamin B;  cà chua, dâu tây, dưa đỏ có chứa nhiều vitamin C; ngũ cốc và các loại hạt có chứa nhiều vitamin E.
Để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng khiến bé thích thú, phàm ăn hơn, các mẹ hãy tìm hiểu tỷ lệ chất đạm, hoa quả và sữa… đưa vào thực đơn hàng ngày sao cho cân bằng dinh dưỡng cho trẻ một cách hợp lý nhất. 

Từ khóa tìm kiếm nhiều: dinh dưỡng cho trẻ, chế độ dinh dưỡng cho trẻ, tháp dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi, chế độ dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi, thuc don dinh duong cho be, thực phẩm dinh dưỡng cho bé, chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi, che do dinh duong cho tre 1 tuoi, dinh dưỡng cho bé

Thursday, May 22, 2014

Dinh dưỡng cho bé


Với những bậc cha mẹ, nắm rõ những loại thực phẩm thiết yếu có lợi cho bé của bạn ở từng giai đoạn tăng trưởng và phát triển là vô cùng cần thiết. Đây là bước cơ bản nhất để bắt đầu cho bé một chế độ ăn uống lành mạnh.
Để con phát triển toàn diện và luôn luôn khỏe mạnh, các bà mẹ cần quan tâm đến những lời khuyên quý giá về chế độ dinh dưỡng cho bé sau đây.

1. Sữa mẹ là tốt nhất
Nền tảng quan trọng nhất để bé phát triển toàn diện không chỉ là những tháng đầu đời mà suốt quá trình lớn lên của trẻ, đó là phải được bú sữa mẹ. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất, đầy đủ dinh dưỡng nhất và dễ hấp thụ nhất. Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyên các mẹ nên cho con bú ngay sau khi sinh và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Bạn cũng không nên cai sữa cho con trước khi bé tròn 12 tháng tuổi, và tốt nhất hãy cho con bú kéo dài tới 24 tháng.

2. Đa dạng thực đơn
Cơ thể bé mỗi ngày cần vài chục vitamin và dưỡng chất khác nhau đảm bảo cho sự phát triển tối ưu cho bé. Tuy nhiên mỗi loại thực phẩm thường chỉ có một chức năng và cung cấp một số vitamin nhất định. Nếu mẹ chỉ tập trung cho con ăn một số loại thực phẩm sẽ dẫn đến trạng thái thừa chất này, thiếu chất khác, cho nên nhiều bé suy dinh dưỡng mặc dù vẫn thừa cân. Vì vậy, đa dạng thực đơn hàng ngày cho bé là cách tốt nhất để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé, đồng thời thường xuyên đổi món để giúp bé ngon miệng.

Nên nhớ, có 4 nhóm chất cần có trong thực đơn của trẻ mỗi ngày, bao gồm chất đạm, chất béo, tinh bột và vitamin & khoáng chất. Hãy cân đối các thành phần này để bé phát triển toàn diện.

Dinh dưỡng cho bé

3. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa cung cấp một lượng dồi dào và cân đối hầu hết tất cả các dưỡng chất cơ thể cần. Uống sữa thường xuyên góp phần giúp trẻ hấp thu đầy đủ dinh dưỡng, cao lớn và thông minh. Tuy nhiên, tránh để trẻ chỉ thích uống sữa và chỉ tập trung uống mình sữa sẽ gây thiếu cân bằng dưỡng chất, nên cho trẻ ăn uống đa dạng các thực phẩm khác và chỉ cho trẻ uống sữa như một bữa ăn phụ.

4. Hạn chế muối
Cơ thể con người, bao gồm cả trẻ em cần không nhiều muối trong ngày. Đặc biệt, trong bản thân các thực phẩm đã ít nhiều chứa muối, vì vậy khi nêm nếm gia vị cần cho thật ít muối, tránh cho trẻ ăn mặn hoặc chấm quá nhiều muối. Ăn mặn ảnh hưởng tới rất nhiều vấn đề về sức khỏe sau này, trong đó có ảnh hưởng đến sự phát triển hệ xương của trẻ.

5. Thận trọng với đồ uống có ga
Việc lạm dụng đồ uống có ga tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khoẻ của trẻ, không chỉ thu nạp quá nhiều lượng calo rỗng (nhiều năng lượng mà ít dinh dưỡng), điều nguy hiểm nhất khi cho trẻ uống quá nhiều nước ngọt có gas, đó là sẽ làm tăng đào thải canxi qua nước tiểu. Do đó, trẻ rất dễ bị thiếu canxi, làm cơ thể không phát triển nhiều về chiều cao, trong khi đó lại dễ gây béo phì.

Dinh dưỡng cho bé 1

7. Rau, củ, quả
Các chất dinh dưỡng trong rau, củ, quả luôn tối đối với sức khỏe con người, nhất là với các bé. Chúng chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng, cần thiết cho sức khỏe  toàn diện của bé. Với các bé hảo ngọt, quả chín chính là cách ăn ngọt lành mạnh nhất vì đường trong trái cây dễ hấp thụ, không gây béo phì.





Tuesday, May 20, 2014

Trẻ 6 tháng tuổi lên ăn gì? Thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi.


Bé 6 tháng tuổi đã bắt đầu tập ăn dặm,đây là giai đoạn các bé cần được bổ sung thêm dinhdưỡng cho bé ngoài sữa mẹ. Thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi trong một ngày cần khoảng 500ml sữa mẹ và hai bữa bột, mỗi bữa khoảng 5g gại/100ml, 10g thịt, 10g dầu mỡ, rau xanh, hoa quả chín.
Hai bữa bột của trẻ cần được xen kẽ với sữa mẹ, thời gian nên cách xa nhau một chút, có thể một bữa bố trí cho ăn vào khoảng 9 – 10h sáng, bữa còn lại ăn vào khoảng 4 – 5h chiều, từ 8h tối trở đi không nên cho bé ăn thức ăn gì ngoài sữa mẹ.


Trẻ 6 tháng tuổi lên ăn gì? Thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi.

  •  Bú mẹ ngày 6 – 8 bữa (theo nhu cầu của trẻ), tương đương với khoảng 500ml sữa
  •  Bột loãng ngày 1- 2 bữa (Một bát bột loãng là bột nấu theo tỉ lệ 2 thìa cà phê bột xay nấu với 200ml nước cộng với 1 thìa cà phê thịt hoặc tôm xay nhỏ, hoặc 1/2 lòng đỏ quả trứng gà, hoặc 02 quả trứng chim cút cộng 01 thìa mỡ hoặc dầu ăn, cộng vơí 1thìa cà phê lá rau xanh xay nhỏ. Còn nếu thay 200ml nước trắng bằng 200ml sữa đậu nành, hoặc 200ml nước lọc cua thì không cần cho thêm chất đạm);
  • Nếu mẹ thiếu sữa hoặc không có sữa thì cho trẻ ăn sữa nhân tạo phù hợp với lứa tuổi, tương đương với khoảng tối thiểu là 500ml sữa/ ngày, được  pha chuẩn theo công thức ghi trên vỏ hộp của từng loại sữa; Nếu trẻ không chịu bú bình bạn có thể đổ sữa bằng thìa cho trẻ.
  •  Uống nước hoa quả 2 – 3 lần trong ngày.
Tuy nhiên vì đang là thời kỳ bạn tập cho bé ăn bổ sung nên bạn cần chú ý những vấn đề sau: Cho trẻ ăn theo nguyên tắc từ lỏng đến đặc, từ ít tới nhiều, cho trẻ bú càng nhiều sữa mẹ càng tốt, không nên bổ sung mì chính (bột ngọt cho trẻ), cho trẻ ăn nhiều hơn khi trẻ bị ốm,...

Thực đơn cho bé 6 tháng tuổi
 
1. Bột bí xanh: Bí xanh luộc chín xay nhuyễn múc ra bát để riêng. Lấy nước luộc bí quấy 2 thìa cà phê bột đến khi bột chín thì trộn bí và thêm 1 thìa dầu ăn thêm chút gia vị nếu cần.

2. Khoai lang trộn sữa: 
Khoai lang thái khoanh mỏng, quay chín trong lò vi sóng. Sữa công thức pha đúng tỉ lệ (khoảng 60ml), trộn với khoai đã nghiền.
 
3. Bột sữa bí đỏ: Bí đỏ sau khi hấp chín tán nhuyễn với 1/3 chén nước, bột gạo hòa với 2/3 chén nước còn lại, đun sôi hỗn hợp bột gạo và bí đỏ (khuấy đều tay để bột không bị vón cục), bột chín cho dầu ăn vào nhấc xuống, từ từ cho lượng bột sữa vào, cho đến đâu khuấy đều đến đấy, chờ nguội cho bé ăn.
 
4. Bột khoai tây trứng: Khoai tây, trứng gà luộc chín (chỉ lấy lòng đỏ). Xay nhuyễn khoai tây và lòng đỏ trứng. Lấy nước ninh xương quấy 2 thìa bột. Cho bé ăn bột cũng khoai trứng nghiền.
 

Ăn dặm

Khi bé phát triển, nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng thay đổi. Đến một lúc nào đó, sữa mẹ không còn đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển và tang trưởng của trẻ. Đó chính thức là lúc mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm và làm quen với thức ăn đặc.
Mặc dù Cơ quan Y tế không khuyến khích việc cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi, nhưng mỗi em bé có đặc điểm và phát triển với tốc độ khác nhau. Do vậy, chỉ cần để ý các dấu hiệu ăn dặm phổ biến và để bé là người chỉ dẫn cho bạn khi nào thì bắt đầu. 



Ăn dặm

Tầm quan trọng của ăn dặm đối với sự phát triển của bé.
Ăn dặm là bước chuyển lớn từ chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa sang chế độ ăn có thức ăn đặc. Đây là giai đoạn phát triển thiết yếu và thú vị đối với trẻ. Sữa vẫn sẽ tiếp tục là nguồn cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho trẻ trong một thời gian nữa, nhưng khi bé đã trở lên cứng cáp, lanh ợi hơn thì thức ăn đắc sẽ trở thành phần chính trong chế độ ăn  uống của bé. Ăn dặm là một quá trình gian nan và thú vị đối với cả mẹ và bé, cần phải thực hiện từ từ cho bé làm quen và thích ứng dần.
Phát triển và học hỏi
Ăm dặm không đơn gian chỉ là cung cấp thêm dưỡng chất cho bé hay giúp bé ăn no, việc này còn giúp bé thực hành để học hỏi và phát triển. Bé sẽ học được cách ăn bằng muỗng ( thìa ) và làm quen với nhiều mùi vị và dạng thức ăn mới, giúp bé phát triển kỹ năng nhai và nuốt. Điều này giúp phát triển cơ hàm để giúp bé hoàn thiện kỹ năng nói sau này.   
Hãy kiên nhẫn
Bạn hãy luôn nhớ rằng ăn dặm là trải nghiệm hoàn toàn mới đối với bé. Đó là quá trình thay đổichuyển từ bú sang ăn, nên cần phải kiên nhẫn đối với bé.
Những dấu hiệu cho biết bé muốn ăn dặm: 
 
• Sau khi bú no sữa, em bé của bạn vẫn còn khóc và đòi bú thêm. 
 
• Em bé có vẻ không muốn đợi đến lần bú kế tiếp và trở nên cáu kỉnh hoặc mút tay.
 
• Trước đây em bé của bạn ngủ suốt đêm, bây giờ thì bé lại thức dậy đòi bú. 
 
• Những giấc ngủ ban ngày cũng trở nên thất thường, ngủ không yên hoặc thức dậy sớm sau khi ngủ chợp mắt. 
 
• Em bé của bạn trông rất hứng khởi khi bạn ăn, và dường như muốn đưa tay với lấy thức ăn mà bạn đang cầm.
 
Bạn cũng nên lưu ý rằng tuổi sớm nhất được khuyến cáo cho việc ăn dặm là 17 tuần.
Lên kế hoạch tạo lập thói quen khi cho bé ăn dặm 
 
Chuyển sang giai đoạn ăn dặm là một mốc thời gian quan trọng cho cả bạn và bé. Do vậy, không có gì là bất ngờ khi một số bà mẹ có thể cảm thấy không chắc chắn về việc khi nào cho bé ăn và cho bé ăn gì. Tạo lập thói quen cho ăn vào những thời gian nhất định trong ngày sẽ giúp bé quen với chế độ ăn mới khi ăn dặm.
 
Không có một quy tắc nhanh chóng và dễ dàng nào khi bắt đầu việc cho ăn dặm, nhưng tốt hơn cả là bắt đầu một cách từ từ. Bạn hãy thử bắt đầu bằng một bữa ăn dặm trong một ngày để  xem mọi việc thế nào. Dần dần chuyển sang ăn hai hoặc ba bữa ăn dặm một ngày. Bạn có thể thấy rằng bé càng ăn nhiều thức ăn dặm, bé càng bú ít sữa. Tuy nhiên, sữa vẫn rất quan trọng và nó vẫn nên tiếp tục là một phần trong chế độ ăn của bé cho đến khi bé ít nhất là 12 tháng tuổi.
 
Các nhà nghiên cứu về nhi khoa cho rằng: thời điểm tối ưu để cho trẻ ăn dặm là lúc 4-6 tháng, khi chức năng tiêu hóa của ruột và khả năng của thận đã khá hoàn thiện, sẵn sàng cho việc ăn uống ngoài sữa. Mặt khác, nhu cầu các chất khoáng như: sắt, kẽm bắt đầu có thể bị thiếu hụt từ khoảng 4 tháng tuổi. Vì vậy, khi bé tròn 4 tháng tuổi, mẹ cần theo dõi sự tăng cân của bé sát sao hơn. Bình thường đến thời điểm này bé sẽ tăng khoảng 150g-200g mỗi tuần. Nếu thấy bé có khuynh hướng hơi chậm phát triển thì có thể tập cho ăn dặm ngay. Nhưng nếu chỉ với sữa mẹ mà bé vẫn tăng nhanh chứng tỏ sữa mẹ vẫn đủ dư, có thể dời thời điểm cho ăn lại đến tháng thứ 5 hoặc thứ 6. Lúc này, nếu bạn thấy trẻ dòm miệng mọi ngưòi khi ăn uống, đòi thức ăn thì có thể thử cho bé uống chút nước súp, nước cháo hoặc trái cây,… từ muỗng. Đây cũng là thời gian tập cho bé ăn dễ dàng nhất.
Trẻ từ 7-8 tháng tuổi trở đi sẽ khó khăn trong việc tập ăn dặm, do đã quá quen với việc bú sữa. Bé sẽ khó chấp nhận các thực phẩm có mùi vị và độ đặc khác sữa, không quen với cách ăn từ muỗng,…
 
Mặt khác, đặc biệt là trong hoàn cảnh của nước ta, việc cho trẻ ăn dặm sớm có nguy cơ trẻ bị cho ăn các loại thức ăn nghèo năng lượng, không đủ chất, dễ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa nên hết sức tránh cho trẻ ăn dặm trước 4 tháng tuổi.

Thứ tự các loại thực phẩm cho bé ăn:

Nhóm I: Ngũ cốc (Bắt đầu từ cháo trắng nghiền thật nhỏ)
Nhóm II: Rau, quả (Tiếp đến là rau củ nghiền thật nhỏ)
Nhóm
: Cá Thịt Đậu phụ Trứng Các sản phẩm từ sữa (Tiếp tới là đậu phụ và cá thịt trắng)

Ăn dặm 1

Dưới đây là gợi ý của bác sĩ về chế độ ăn bột/cháo của trẻ trong 2 năm đầu (kết hợp với các bữa phụ +sữa mẹ hoặc sữa công thức):



- 6-7 tháng: 1 bữa bột lỏng khoảng 100 - 200 ml
 
- 8-9 tháng: 2 bữa bột đặc 200 ml.
 
- 10-12 tháng tuổi: 3 bữa bột đặc 200 ml - 250 ml
 
- 12 - 24 tháng: 3 bữa cháo 250 - 300 ml
 
- 24 tháng trở đi có thể ăn cơm cùng gia đình



Xem thêm tại: