Pages

Tuesday, May 20, 2014

Ăn dặm

Khi bé phát triển, nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng thay đổi. Đến một lúc nào đó, sữa mẹ không còn đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển và tang trưởng của trẻ. Đó chính thức là lúc mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm và làm quen với thức ăn đặc.
Mặc dù Cơ quan Y tế không khuyến khích việc cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi, nhưng mỗi em bé có đặc điểm và phát triển với tốc độ khác nhau. Do vậy, chỉ cần để ý các dấu hiệu ăn dặm phổ biến và để bé là người chỉ dẫn cho bạn khi nào thì bắt đầu. 



Ăn dặm

Tầm quan trọng của ăn dặm đối với sự phát triển của bé.
Ăn dặm là bước chuyển lớn từ chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa sang chế độ ăn có thức ăn đặc. Đây là giai đoạn phát triển thiết yếu và thú vị đối với trẻ. Sữa vẫn sẽ tiếp tục là nguồn cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho trẻ trong một thời gian nữa, nhưng khi bé đã trở lên cứng cáp, lanh ợi hơn thì thức ăn đắc sẽ trở thành phần chính trong chế độ ăn  uống của bé. Ăn dặm là một quá trình gian nan và thú vị đối với cả mẹ và bé, cần phải thực hiện từ từ cho bé làm quen và thích ứng dần.
Phát triển và học hỏi
Ăm dặm không đơn gian chỉ là cung cấp thêm dưỡng chất cho bé hay giúp bé ăn no, việc này còn giúp bé thực hành để học hỏi và phát triển. Bé sẽ học được cách ăn bằng muỗng ( thìa ) và làm quen với nhiều mùi vị và dạng thức ăn mới, giúp bé phát triển kỹ năng nhai và nuốt. Điều này giúp phát triển cơ hàm để giúp bé hoàn thiện kỹ năng nói sau này.   
Hãy kiên nhẫn
Bạn hãy luôn nhớ rằng ăn dặm là trải nghiệm hoàn toàn mới đối với bé. Đó là quá trình thay đổichuyển từ bú sang ăn, nên cần phải kiên nhẫn đối với bé.
Những dấu hiệu cho biết bé muốn ăn dặm: 
 
• Sau khi bú no sữa, em bé của bạn vẫn còn khóc và đòi bú thêm. 
 
• Em bé có vẻ không muốn đợi đến lần bú kế tiếp và trở nên cáu kỉnh hoặc mút tay.
 
• Trước đây em bé của bạn ngủ suốt đêm, bây giờ thì bé lại thức dậy đòi bú. 
 
• Những giấc ngủ ban ngày cũng trở nên thất thường, ngủ không yên hoặc thức dậy sớm sau khi ngủ chợp mắt. 
 
• Em bé của bạn trông rất hứng khởi khi bạn ăn, và dường như muốn đưa tay với lấy thức ăn mà bạn đang cầm.
 
Bạn cũng nên lưu ý rằng tuổi sớm nhất được khuyến cáo cho việc ăn dặm là 17 tuần.
Lên kế hoạch tạo lập thói quen khi cho bé ăn dặm 
 
Chuyển sang giai đoạn ăn dặm là một mốc thời gian quan trọng cho cả bạn và bé. Do vậy, không có gì là bất ngờ khi một số bà mẹ có thể cảm thấy không chắc chắn về việc khi nào cho bé ăn và cho bé ăn gì. Tạo lập thói quen cho ăn vào những thời gian nhất định trong ngày sẽ giúp bé quen với chế độ ăn mới khi ăn dặm.
 
Không có một quy tắc nhanh chóng và dễ dàng nào khi bắt đầu việc cho ăn dặm, nhưng tốt hơn cả là bắt đầu một cách từ từ. Bạn hãy thử bắt đầu bằng một bữa ăn dặm trong một ngày để  xem mọi việc thế nào. Dần dần chuyển sang ăn hai hoặc ba bữa ăn dặm một ngày. Bạn có thể thấy rằng bé càng ăn nhiều thức ăn dặm, bé càng bú ít sữa. Tuy nhiên, sữa vẫn rất quan trọng và nó vẫn nên tiếp tục là một phần trong chế độ ăn của bé cho đến khi bé ít nhất là 12 tháng tuổi.
 
Các nhà nghiên cứu về nhi khoa cho rằng: thời điểm tối ưu để cho trẻ ăn dặm là lúc 4-6 tháng, khi chức năng tiêu hóa của ruột và khả năng của thận đã khá hoàn thiện, sẵn sàng cho việc ăn uống ngoài sữa. Mặt khác, nhu cầu các chất khoáng như: sắt, kẽm bắt đầu có thể bị thiếu hụt từ khoảng 4 tháng tuổi. Vì vậy, khi bé tròn 4 tháng tuổi, mẹ cần theo dõi sự tăng cân của bé sát sao hơn. Bình thường đến thời điểm này bé sẽ tăng khoảng 150g-200g mỗi tuần. Nếu thấy bé có khuynh hướng hơi chậm phát triển thì có thể tập cho ăn dặm ngay. Nhưng nếu chỉ với sữa mẹ mà bé vẫn tăng nhanh chứng tỏ sữa mẹ vẫn đủ dư, có thể dời thời điểm cho ăn lại đến tháng thứ 5 hoặc thứ 6. Lúc này, nếu bạn thấy trẻ dòm miệng mọi ngưòi khi ăn uống, đòi thức ăn thì có thể thử cho bé uống chút nước súp, nước cháo hoặc trái cây,… từ muỗng. Đây cũng là thời gian tập cho bé ăn dễ dàng nhất.
Trẻ từ 7-8 tháng tuổi trở đi sẽ khó khăn trong việc tập ăn dặm, do đã quá quen với việc bú sữa. Bé sẽ khó chấp nhận các thực phẩm có mùi vị và độ đặc khác sữa, không quen với cách ăn từ muỗng,…
 
Mặt khác, đặc biệt là trong hoàn cảnh của nước ta, việc cho trẻ ăn dặm sớm có nguy cơ trẻ bị cho ăn các loại thức ăn nghèo năng lượng, không đủ chất, dễ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa nên hết sức tránh cho trẻ ăn dặm trước 4 tháng tuổi.

Thứ tự các loại thực phẩm cho bé ăn:

Nhóm I: Ngũ cốc (Bắt đầu từ cháo trắng nghiền thật nhỏ)
Nhóm II: Rau, quả (Tiếp đến là rau củ nghiền thật nhỏ)
Nhóm
: Cá Thịt Đậu phụ Trứng Các sản phẩm từ sữa (Tiếp tới là đậu phụ và cá thịt trắng)

Ăn dặm 1

Dưới đây là gợi ý của bác sĩ về chế độ ăn bột/cháo của trẻ trong 2 năm đầu (kết hợp với các bữa phụ +sữa mẹ hoặc sữa công thức):



- 6-7 tháng: 1 bữa bột lỏng khoảng 100 - 200 ml
 
- 8-9 tháng: 2 bữa bột đặc 200 ml.
 
- 10-12 tháng tuổi: 3 bữa bột đặc 200 ml - 250 ml
 
- 12 - 24 tháng: 3 bữa cháo 250 - 300 ml
 
- 24 tháng trở đi có thể ăn cơm cùng gia đình



Xem thêm tại: